NỖI SỢ CỦA NGƯỜI GIÀ (sưu tầm)
Cách đây 30 năm ,khi bước vào tuổi 50 ,tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên"cuộc đời này khi về già ông sợ nhất điều gì" tức thì ông bạn trả lời " Ở tuổi về già tôi chỉ sợ duy nhất một điều là ...chết đói"
Câu trả lời ngắn gọn ấy đã khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách nghĩ đơn giản thì hằng ngày người già ăn uống tốn kém bao nhiêu ?
Năm tháng trôi qua tôi đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng :"Con người sống ở trên đời có 8 nỗi khổ,thì tuổi già ...là một trong những nỗi khổ khủng khiếp nhất !"
Bởi ở ngoài xã hội người có địa vị chức tước cao,họ càng có nhiều quyền lực.Mỗi lời nói mỗi bước đi họ sẽ có nhiều người lắng nghe,có lắm kẻ vâng dạ.Song với bậc làm cha làm mẹ trong gia dình thì ngược lại.Bởi các cụ tuổi đời ngày càng cao đâu còn làm ra hạt thóc củ khoai...dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông , là bà ,là cụ ,là cố....nhưng sức khỏe ngày càng kém, bệnh tật ngày càng nhiều,do đó tiếng nói và uy tín các cụ ngày càng tụt dốc và hết phần tác dụng
Lúc đó,trong không ít gia đình ,chân lý sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền
Thế nên cái sự ..." chết đói" mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được minh chứng đâu phải người già không có cái gì ăn .Mà do sự đối xử nhạt nhẽo,thậm chí hắt hủy tệ bạc của con cháu
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mang đến cho ta nhiều cái được ,nhưng cũng mang đi bao nhieu cái hay,cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng.Khi mà sức mạnh đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực thì nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có phòng riêng biệt,cửa đóng then cài...Tình cảm của họ chỉ là hòn sỏi không hồn,...... HUỐNG HỒ THÂN PHẬN NGƯỜI GIÀ!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng :"Trẻ cậy cha ,già cậy con giờ không còn tác dụng ?
Đó còn là những người ở tuổi về già không có lương hưu hoặc trợ cấp chưa đủ sống 15 ngày và hơn thế nữa .Dẫu rằng luật pháp có lời bênh vực " người già có quyền nghỉ ngơi,có quyền hưởng thụ , có quyền được chăm sóc" nhưng nếu " sổ đỏ " cách đó ít năm đã trót sang tên cho con thì các cụ chỉ có 2 bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như đã lường trước tình huống nên người xưa đã dạy:"Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến thế hệ nối tiếp.Nhưng chúng ta cũng chỉ nên " nhìn " bằng một mắt - còn một mắt phải dành "nhìn " cho chính bản thân mình
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già hay tự trọng và tủi thân.Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải ,đem cả đất đai nhà cửa giao cho con,cho cháu rồi ngồi đó chờ lòng hiếu thảo,cầu mong sự hảo tâm của chúng...thì ôi thôi rồi.....cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt "
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có ,hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa
Con cái sống hiếu đễ là bổn phận là truyền thống nhưng nếu như bố mẹ lúc nào cũng đòi hỏi, kỳ vọng con cái nhiều quá thì sự hiếu đễ đó rất mang tính nghĩa vụ! Cha mẹ nên sống vị tha, tâm lý và quan trọng là công bằng với tất cả các con cái mình. Chỉ có thế cha mẹ mới nhận được tình yêu chân thành của con cái!
Trả lờiXóaĐể N kể anh nghe chuyện chị bạn N :Trước đây anh là bí thư ở một phường lớn ở Huế,chị là một mậu dịch viên thời bao cấp ,chỉ có 2 người con trai ,người con thứ 2 lấy vợ sinh được cháu trai thì bị bạo bẹnh qua đời ,anh chị liền sang tên cho cậu con trai đầu cũng là cháu đích tôn của dòng họ,rồi anh cũng qua đời và chị thờ bố mẹ anh và anh ( vợ chồng câu con trai đầu ở dưới phố )Năm ngoái chị đang ở nhà thì họ đến đo đất vì con trai chị đã bán nửa nhà (phần có nhà vệ sinh) ...thế là chị phải vào viện nằm để điều trị dài ngày rồi gần một năm nằm viện(ra vài ngày lại vào)cuối cùng tết vừa rồi chị cũng phải về nhà và hay tin con trai đã bán tiếp phần còn lại,nay chị phải mang ảnh thờ bố mẹ chồng và chồng đến thờ tại phòng trọ
XóaCó lý quá chị Nhã ơi!
Trả lờiXóaN thấy nhiều cảnh đời như vậy rồi"..con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày...."
Xóa[img] http://www.huynhqueanh.com/wp-content/uploads/2012/04/Danh-ngon-me-cha.jpg [/img]
Trả lờiXóaSang nhà bạn được đọc bài viết hay về Ơn nghĩa sinh thành
Cảm ơn bạn nhiều
Nhiều khi nghĩ đến cha mẹ mà rơi nước mắt vì không tròn bổn phận
XóaNH cũng có một người bạn cuối đời bị "đói ăn". Nhà cửa, ruộng vườn thuộc loại giàu ở miền quê Nam bộ, nhưng ông bạn nghe lời hứa của con trai và con dâu sang tên chủ quyền hết cho con trai để bây giờ chuyện quan, hôn, tang, tế phải xin tiền con dâu . Nhưng con dâu đâu phải con gái? vì thế khi không được "duyệt chi" ông cũng đành ngồi nhà. Anh con trai cũng chìu vợ! Mà tuổi già chuyện đi lại giỗ, chạp...vài ngày lại nhận được lời mời!
Trả lờiXóaNgười ta khuyên: chỉ để lại di chúc chia tài sản cho các con, không chia hết khi còn sống.
N thấy chắc mình sống dai là không nên chút nào vì hệ lụy cho nhiều người
XóaCông CHA như núi Thái Sơn
Trả lờiXóaNghỉa MẸ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ MẸ kính CHA
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con
( Quốc Văn Giáo Khoa Thư )
Câu thơ trên ai cũng học và ai cũng thuộc và lẽ đời là như vậy nhưng giờ cũng nhiều biến đổi anh ạ
XóaGần nhà N có cậu bé 17 tuổi xin mẹ tiền tiêu vì không chụi đi làm mẹ không cho liền bi nghe"60 tuổi bà sẽ biết "